Reviews

10 bộ phim “thế tục” (secular) mang những giá trị của Tin Mừng

299 views

By Michael Foust from Crosswalk.com
Translated by Theresa.LÁ

Xem phim nhiều tôi mới để ý thấy hầu như phim mọi bộ phim đều có gì đó dính dáng tới Kinh thánh, kể cả những phim ta gọi là ‘thế tục’.

Có lẽ lý do là vì Thiên Chúa ‘kết nối’ với con người để phản chiếu vinh quang của Ngài, dù cho vị đạo diễn hay biên kịch không biết Ngài là ai.

Tất nhiên, mức độ thể hiện những chủ đề ấy khác nhau tuỳ vào mỗi bộ phim. Trong bài viết này xin giới thiệu với các bạn một số bộ phim đáng xem về đề tài này. Có phim thích hợp xem chung cả nhà, một số dành riêng cho các bậc làm cha làm mẹ.

1. Harriet (2019)

Dựa trên câu chuyện có thật về một phụ nữ Công giáo tên là Harriet Tubman, người theo chủ nghĩa bãi nô, tức phản đối chế độ nô lệ. Bà sinh ra là nô lệ, năm 27 tuổi trốn khỏi bang Maryland đến Pennsylvania là vùng đất tự do. Sau đó còn quay về nhiều lần để giải thoát gia đình đang chịu cảnh đoạ đày.

Phim Harriet chứa đựng nhiều thông điệp Kitô giáo: chống sự ác, bảo vệ công lý, tìm kiếm hy vọng nơi Chúa. Bộ phim đề cao sự sống, xác quyết “Hình ảnh Thiên Chúa” nơi mỗi người. Đức tin của nhân vật của không hề giấu giếm.

Bộ phim được dán nhãn PG-13 vì nội dung và lời thoại có phần bạo lực và nhiều từ ngữ có tính phân biệt chủng tộc

2. The Greatest Showman (2017)

Một doanh nhân túng quẫn tên là Phineas đã đánh cược với vận may để mở một show diễn tạp kỹ với những “Nhân vật kỳ quặc và những thứ gây tò mò” – tức là những người bình thường vẫn bị chế nhạo và xa lánh.

Dàn diễn viên gồm một nữ ca sĩ có râu, một kỵ sĩ lùn, và một “ông béo” nặng nhất hành tinh. The Greatest Showman là một vở nhạc kịch dựa trên cuộc đời của P. T. Barnum và truyền đi thông điệp Kinh thánh mạnh mẽ: mỗi cảnh đời. “Cha mẹ xấu hổ vì chúng tôi, che giấu cả cuộc sống của chúng tôi… Còn ông mang đến cho chúng tôi một gia đình.” Đây là lời thoại của một thành viên đội xiếc nói với Barnum. Tình bạn được tôn vinh, tình yêu được toả sáng.
Thông điệp của bộ phim cũng là thông điệp cho giáo hội mà Chúa gửi gắm: Hãy chào đón những người bị xã hội ruồng bỏ

3. Hacksaw Ridge (2016)

Desmond Doss một bác sĩ tình nguyện trong Thế chiến thứ II nhưng từ chối cầm súng vì đức tin của mình.

Ban đầu người ta không đồng ý điều đó. Nhưng sự kiên trì của anh đã chiến thắng, và họ sai anh đến chiến trường Thái Bình Dương, phục vụ tại một trong những mặt trận khốc liệt nhất chiến tranh: Okinawa. Trong mưa bom bão đạn anh đã cứu sống 75 thương binh – nhờ đó được trao Huân chương Danh dự.

Nhiều người xem Hacksaw Ridge là bộ phim ủng hộ hoà bình, nhưng chủ đề lớn nhất của nó là sự hy sinh. Doss sẵn sàng chết để người khác được sống. Thông điểm ấy rõ ràng bén rễ từ Kinh thánh.

Hacksaw Ridge được dán nhãn R vì những trường đoạn bạo lực chiến tranh chân thực, đẫm máu, và cũng vì ngôn ngữ sử dụng trong phim

4. A Hidden Life (2019)

Franz Jägerstätter, một nông dân Áo chăm chỉ, từ chối chiến đấu cho Hitler vì đức tin Công giáo mạnh mẽ của mình.

Phim dựa trên câu chuyện có thật về một người đàn ông dũng cảm. Trong suốt một thập kỷ dân chúng ngày càng cuồng nhiệt với Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan thì ông đi sâu hơn vào đức tin của mình. Ông chống lại Hitler dù các cha xứ không làm thế. “Nếu các linh mục không tốt – nếu họ là ma quỷ – thì chúng ta phải làm gì, thưa Đức cha?” ông hỏi một Giám mục. “Con muốn giữ mạng sống mình, nhưng không phải bằng sự dối trá.”
A Hidden Life là một phim chứa đầy chủ đề Kinh thánh như chống lại sự dữ, ủng hộ đức công chính khi không còn ai dám lên tiếng. Đạo diễn của phim là Terrence Malick.

Phim dán nhãn PG-13 vì có những hình ảnh bạo lực.

5. Dr. Seuss’ The Grinch (2018)

Một con quái vật màu xanh lá dữ tợn xông vào thị trấn Whoville vào đêm Giáng sinh và ăn cắp đồ trang trí, quà tặng và niềm hạnh phúc của họ, nhưng nó nhanh chóng nhận ra rằng quà tặng vật chất không phải là nguồn vui của họ.

“Con quái vật không ăn cắp Giáng Sinh, nó ta chỉ lấy đồ thôi” cư dân Donna Who nói.

The Grinch là một bộ phim hoạt hình tuyệt vời cho chúng ta những bài học sâu sắc dựa trên Kinh Thánh về chủ nghĩa vật chất, yêu thương người khác và thậm chí là sự cứu chuộc. (Nếu trái tim Grinch có thể thay đổi, thì có lẽ ai cũng có thể, phải không?). Mặc dù bộ phim không dựa trên đức tin Kitô Giáo nhưng cha mẹ có thể sử dụng để dạy dỗ con cái mình về Kinh Thánh.

Dán nhãn PG vì tình tước hài hước có phần thô lỗ.

6. The Martian (2015)

Một phi hành gia được cho là đã chết nên phi hành đoàn đã bỏ anh lại tên Sao Hoả. Anh phải học cách sống sót một mình trong khi NASA chuẩn bị nhiệm vụ giải cứu.

Bộ phim khoa học viễn tưởng này với sự tham gia của Matt Damon hàm chứa thông điệp ủng hộ sự sống sâu sắc. Tại sao chính phủ phải chi hàng triệu đô và hàng nghìn giờ để giải cứu một con người cách xa 48 triệu dặm? Đó là vì cuộc sống của con người là là đáng trân trọng và vô giá. Con người là độc nhất, và – không giống như các loài động vật – được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa.

The Martian được dán nhãn PG-13 vì lời thoại mạnh bạo, cảnh đổ máu, và cảnh nhân vật nam ở trần.

7. Chariots of Fire (1981)

Một vận động viên chạy nước rút Olympic người Anh không tham gia thi đấu trong ngày Sabbath vì đức tin Kitô. Anh đã từ chối chạy 100 mét vì cuộc đua được tổ chức vào ngày Chủ nhật. Nhưng đức tin mạnh mẽ của anh ấy được đền đáp khi một đồng đội dành cho anh một vị trí trong cuộc đua 400 mét, anh đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa hè 1924.

Chariots of Fire dựa trên câu chuyện có thật của Eric Liddell, người từng là con trai của cha mẹ là nhà truyền giáo và tự mình trở thành một nhà truyền giáo. Lòng nhiệt thành ngày Sabat của Liddell chỉ là phụ, còn thông điệp chính là: lòng nhiệt thành với Chúa. Liddell sẵn sàng vứt bỏ nhiều năm rèn luyện thể thao để giữ niềm tin Kitô giáo của mình. Vài giây trước cuộc đua giành huy chương vàng, một người bạn đưa cho anh 1 câu trích dẫn 1 Samuel 2:30: Vì những kẻ coi trọng Ta thì Ta coi trọng.

Phim dán nhãn PG-13 vì bạo lực, ngôn ngữ, và hình ảnh phản cảm

8. Hotel Rwanda

Quản lý một khách sạn sang trọng nhất ở thủ đô Rwanda biến tòa nhà của mình thành trại tị nạn khi một cuộc diệt chủng nổ ra xung quanh anh.

Khách sạn Rwanda dựa trên câu chuyện có thật về Paul Rusesabagina, một người Hutu cần mẫn bị buộc phải chọn phe khi lực lượng Hutus cực đoan tàn sát Tutsis. Nhưng thay vì chọn phe, anh đã liều lĩnh đứng lên chống lại lực lượng quá khích để cứu càng nhiều người càng tốt. Hành động anh hùng của anh trở nên nổi bật giữa nạn diệt chủng từng cướp đi sinh mạng hơn 800,000 người.
Bộ phim làm nổi bật một số chủ đề trong Kinh thánh: bảo vệ người yếu thế, chống lại cái ác và yêu thương kẻ thù. (Là một người Hutu, Rusesabagina được dạy lòng thù hận Tutsi.)

Xếp hạng PG-13 về bạo lực, hình ảnh phản cảm và ngôn ngữ thô bạo

9. Up (2019)

Một người đàn ông góa vợ, cáu kỉnh tên Carl đã trốn thoát khỏi thành phố – và cãi lệnh của tòa án – bằng cách buộc hàng ngàn quả bóng bay khí heli vào ngôi nhà của mình để nó bay lên. Mục tiêu của ông là thực hiện lời hứa với vợ là thăm một thác nước nổi tiếng. Nhung tình cờ một hướng đạo sinh trẻ tên là Russell đã đồng hành cùng ông.

Up diễn tả sự hy sinh vì tình yêu trong hôn nhân, gia đình và tình bạn. Carl bị thúc đẩy bởi tình yêu thực hiện lời hứa với vợ. Ông ta đạt được mục tiêu – nhưng phát hiện ra điều gì đó khác cũng đã được hoàn thành. Đó là vì trở thành người giống như ông nội mà Russell không bao giờ có.

Xếp hạng PG cho một số cảnh hành động nguy hiểm.

10. Groundhog Day (1993)

Phil (Bill Murray)- một nhân viên dự báo thời tiết được gửi đến Punxsutawney, Pa., Để hỗ trợ cho lễ hội Groundhog Day hàng năm nhưng bị mắc kẹt trong một vòng lặp thời gian, thức dậy cùng ngày, hết lần này đến lần khác.

Vì không phải chịu hậu quả cho những hành động của mình, Phil tham gia vào nhiều hành động thỏa mãn xác thịt – uống rượu và ăn uống say sưa, anh nhanh chóng nhận ra rằng chúng không mang lại cho anh ta sự thỏa mãn. Chỉ bằng cách phục vụ người khác và thực hiện các hoạt động từ thiện, Phil mới thoát khỏi vòng lặp.

Phil không bao giờ tìm thấy sự cứu rỗi – sự cứu rỗi chỉ đến qua Chúa Kitô – nhưng anh ta khám phá ra một chủ đề kinh thánh nền tảng: Tội lỗi dẫn đến sự tuyệt vọng và hủy diệt.

Phim dán nhãn PG vì một số yếu tố chuyên đề.

Đánh giá bài viết

ĐỌC THÊM

Tản mạn mùa Covid

Sake Chẳng biết chọn tiêu đề nào phù hợp cho bối cảnh hiện tại, nhà ...

Thiên chúa và thiên nhiên

Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn ...

đường tình yêu

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Tình Yêu

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Mùa Chay Thánh, đặc biệt là chuẩn bị bước vào Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm việc Đức Giê-su thiết lập Bí Tích Thánh Thể, sự đau khổ, sự chết và Phục Sinh của Người, đỉnh cao của Năm Phụng Vụ. Tháng Tư này, chúng ta suy niệm chủ đề 'Đức Giê-su - Đường Tình Yêu'.

thần học luân lý nhập môn

(#2) Nguyên tắc cơ bản đầu tiên về đạo đức sinh học

Sự sống là quà tặng và là quyền bính của Chúa. Con người không có quyền tước đoạt mạng sống, dù của bản thân. Và mạng sống là sự tín thác Chúa gửi cho ta. Vậy nên, theo Công giáo, mọi hành vi chống lại sự sống đều không thể chấp nhận, như an tử.

JAcob vật lộn với thiên thần

Chuyện Jacob

Jacob là nhân vật nổi tiếng trong Thánh kinh, nhờ sự lươn lẹo mà chiếm được quyền trưởng nam và thành dòng chính của dân Israel

ba thien than dam dao abraham

Ba thiên sứ viếng thăm Abraham

Thiên Chúa đã sai 3 sứ thần đến gặp gỡ và cảnh báo cho Abraham biết về đại họa sắp giáng xuống Sodom. Ông cầu xin sự khoan hồng

Để lại bình luận