Lịch Sử Giáo Hội

Sơ lược xã hội đế quốc Rome, bối cảnh của Giáo hội sơ khai

Quốc Anh
lịch sử đế quốc la mã
1.789 views

Tin Mừng thánh Luca cho biết: Đức Giêsu sinh ra vào lúc Hoàng đế Augustino ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyri (Lc 2,1-2). Đức Giêsu bắt đầu đi rao giảng vào năm thứ mười lăm dưới triều Hoàng đế Tibêriô, thời Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê (Lc 3,1). Những Hoàng đế và tổng trấn mà thánh sử Luca nhắc đến là những Hoàng đế và tổng trấn của đế quốc Rôma. Các mốc quy chiếu thời gian trên cho thấy lịch sử đế quốc Rôma có một mối liên hệ với lịch sử Kitô giáo, chẳng những vào thời kỳ đầu phát sinh Kitô giáo mà còn kéo dài nhiều thế kỷ sau này, mãi cho đến khi đế quốc Rôma sụp đổ.

Lịch sử đế quốc La Mã

Theo truyền thuyết, khoảng giữa thế kỷ thứ 8 tcn, hai anh em sinh đôi Romulus và Remus bị bắt đi và thả trôi sông Tiber Đây là con sông dài thứ ba của Italia, dài 406 km, bắt nguồn từ núi Fumaiolo, phía bắc Italia, chảy qua thành phố Rome. Hai anh em này may mắn được một con sói cái cứu sống và cho bú. Lớn lên, hai anh em cho xây thành nhưng xảy ra bất hòa giữa hai anh em. Romulus giết Remus và lấy tên mình đặt cho thành, đó là thành Rome. Ông lên ngôi vua và thiết lập Vương quốc Rôma (La Mã) vào năm 753 tcn. Romulus là vị vua đầu tiên trong 7 vị vua của Rome. Vị vua cuối cùng là Tarquin Kiêu Hãnh bị truất phế vào năm 509 tcn, kết thúc thời kỳ quân chủ.

Romulus-and-Remus khai sinh la mã
Tượng Chó sói cho Romulus và Remus bú. Bảo tàng Capitoline, Italia

Theo truyền thuyết, khoảng giữa thế kỷ thứ 8 tcn, hai anh em sinh đôi Romulus và Remus bị bắt đi và thả trôi sông Tiber Đây là con sông dài thứ ba của Italia, dài 406 km, bắt nguồn từ núi Fumaiolo, phía bắc Italia, chảy qua thành phố Rome. . Hai anh em này may mắn được một con sói cái cứu sống và cho bú. Lớn lên, hai anh em cho xây thành nhưng xảy ra bất hòa giữa hai anh em. Romulus giết Remus và lấy tên mình đặt cho thành, đó là thành Rome. Ông lên ngôi vua và thiết lập Vương quốc Rome (La Mã) vào năm 753 tcn. Romulus là vị vua đầu tiên trong 7 vị vua của Rome. Vị vua cuối cùng là Tarquin Kiêu Hãnh bị truất phế vào năm 509 tcn, kết thúc thời kỳ quân chủ.

Tiếp theo thời quân chủ là thời Cộng hòa (The Roman Republic). Thời này kéo dài 4 thế kỷ. Đây là thời kỳ bành trướng lãnh thổ. Vào khoảng năm 146 tcn, Cộng hòa Rome (La Mã) đánh bại đế quốc Hy Lạp và biến Hy Lạp trở thành một tỉnh của Rome. Tuy thua Rome về quân sự, nhưng Hy Lạp lại ảnh hưởng trên Rome về văn hoá, nghệ thuật, thi ca, kiến trúc, triết học và tôn giáo. Đến thế kỷ I tcn, Rome đã chinh phục gần như toàn bộ vùng Địa Trung Hải, trở thành một đế quốc rộng lớn. Năm 63 tcn, Pompê, tướng của Rome chiếm Giêrusalem, biến Palestine thành một tỉnh của Rome.

Julius Caesar là người Rome đầu tiên đúc tiền khắc hình mình

Vào cuối thời Cộng hòa, tướng Julius Caesar nổi lên do đánh thắng nhiều cuộc chiến bên ngoài và do tiêu diệt các đối thủ chính trị trong nước. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều quyền lực vào tay Caesar đã làm lung lay thể chế Cộng hòa. Sau khi Caesar bị ám sát vào năm 44 tcn, đã xảy một cuộc nội chiến và cuối cùng, Octavius đã giành chiến thắng trước mọi đối thủ. Năm 27 tcn, viện nguyên lão Viện nguyên lão gồm khoảng từ 200 đến 300 nghị sĩ thuộc giới quý tộc và kỵ sĩ. Viện này vừa là cơ quan hành pháp, vừa là một hội đồng cố vấn cho nhà vua và cũng là cơ quan lập pháp của nhân dân Rome. Trong thời kỳ quân chủ, nhiệm vụ quan trọng nhất của Viện là bầu ra vị vua mới.  tôn phong ông làm Hoàng đế Augustus Augustus nghĩa là người ở địa vị tối cao hoặc thiêng liêng. Sau này, tên gọi Augustus được dùng để gọi các hoàng đế Rome.. Ông trở thành vị Hoàng đế Rome đầu tiên, mở ra thời đại thịnh trị Pax Romana Pax Romana: thái bình Rome. Đây là thời hoàng kim của đế quốc Rome (Roman Empire). của đế quốc Rome. Thời Cộng hòa Rome cũng chấm dứt từ năm này, nhường chỗ cho thời đế chế.

Thời đế chế được chia thành 3 thời kỳ:

1. Thời thịnh trị (27 tcn – 192 scn)

Thời thịnh trị Pax Romana gồm 18 triều Hoàng đế, bắt đầu với Hoàng đế Augustus và chấm dứt với Hoàng đế Commodus (180-192). Sau đây là một số Hoàng đế đáng chú ý:

Augustus (27 tcn-14scn)

Augustus được xem như vị Hoàng đế vĩ đại nhất của đế quốc Rome. Ở trong nước, ông cải tổ quân sự, chính trị, kinh tế và củng cố chế độ mới. Ở bên ngoài, ông hoàn tất cuộc chinh phục Hispania và mở rộng lãnh thổ đế quốc hơn ở Bắc Phi và Tiểu Á. Đức Giêsu sinh ra dưới triều Hoàng đế này.

Tượng hoàng đế Augustus tại Prima Porta, thể kỷ I

Tiberius (14-37)

Tiberius là Hoàng đế thứ hai của đế quốc Rome, sau Augustus. Ơng đặt Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê và Samari ở Palestine. Chính Philatô là người đã xử án Chúa Giêsu.

Nero (54-68)

Nerô là Hoàng đế thứ năm của đế quốc Rome. Ông chú trọng ngoại giao, thương mại, và văn hóa. Ông cho xây nhiều nhà hát và khuyến khích các trò mua vui trong đấu trường. Nhưng ông cũng là một tay bạo chúa. Ông đã giết hàng ngàn người bao gồm cả chị ruột, mẹ, vợ, và anh em cùng cha khác mẹ. Ông đã đốt cháy thành Rome nhưng sau đó đã đổ tội cho người Kitô hữu. Tuy vậy, ông phải chạy trốn trước vụ nổi loạn của quân đội và sau cùng đã tự sát.

Tượng chân dung hoàng đế Nero tại Musei Capitolini. Thánh Phêrô tử đạo trong thời gian trị vì của hoàng đế này

Vespasianus (69-79)

Cái chết của Nerô dẫn đến một cuộc chiến giành ngôi. Cuộc nội chiến xảy ra giữa bốn vị tướng hùng mạnh từ bốn vùng của đế quốc. Cuối cùng, Vespasianus chiến thắng, lên ngôi Hoàng đế và chấm dứt cuộc nội chiến.

Vespasianus tổ chức lại đất nước, xây dựng nhiều công trình công cộng, đặc biệt là Đấu trường (Đại hý trường) Colesseum nổi tiếng. Về chính trị và quân sự, Vespasianus tạo sự hợp nhất trong quân đội bằng cách trộn lẫn các đơn vị quân đội địa phương với những binh sĩ từ các vùng khác và cho phép những người từ Gaul Gaul (tiếng Latinh: Gallia) là tên gọi vùng Tây Âu thời đế quốc Rome, bao gồm các nước hiện nay: Pháp, Luxembourg, Bỉ, Thuỵ Sĩ, bắc Italia, Hà Lan và Đức. Theo Julius Caesar, Gaul chia làm 3 phần: Gallia Celtica, Belgica và Aquitania. và Hispania tham gia quân đoàn La Mã, thay vì chỉ tuyển người Italia như trước. Ông cũng là người đã cho phá hủy đền thờ Giêrusalem vào năm 70.

Sau khi Vespasianus qua đời, Titus, con trưởng của ông lên ngôi (79-81). Trong thời gian cai trị ngắn ngủi 2 năm, Titus cũng đã hoàn tất đấu trường Colosseum được xây từ thời cha mình.

Di tích đấu trường Colosseum
Di tích đấu trường Colosseum

Domitianus (81-96)

Sau Titus, Domitianus là em trai của Titus lên nối ngôi. Ông là Hoàng đế thứ mười một của đế quốc Rome. Ông cho đúc thêm tiền, mở rộng biên giới phòng thủ của Đế quốc và bắt đầu một chương trình xây dựng lớn để khôi phục lại thành phố Rome bị hư hại. Ông tổ chức những trò mua vui ở đấu trường và tiếp tục các công trình công cộng của đời trước. Những năm sau này, ông mắc chứng hoang tưởng, tạo ra nhiều vụ bắt bớ, xử tử. Cuối cùng ông bị ám sát chết vào năm 96.

Trajanus (98–117)

Trajanus là một nhà quân sự giỏi. Qua các cuộc viễn chinh, ông mở rộng biên giới đế quốc Rome về phía đông đến tận vịnh Ba Tư. Dưới thời Trajanus, Đế quốc Rome bao trùm hầu hết lãnh thổ châu Âu, Bắc Phi, Tiểu Á, Địa Trung Hải, đến tận vịnh Ba Tư. Trajanus là Hoàng đế đầu tiên áp dụng chính sách bách hại Kitô hữu.

Biên giới đế quốc Rome dưới thời Hoàng đế Trajanus năm 117
Biên giới đế quốc Rome dưới thời Hoàng đế Trajanus năm 117

Commodus (180-192)

Commodus là Hoàng đế thứ mười tám của đế quốc Rome. Năm 177, khi Commodus 15 tuổi, ông được cha là Hoàng đế Marcus Aurelius nhường danh hiệu Augustus (Hoàng đế) và hai cha con cùng cai trị. Năm 180 Aurelius chết, ông cai trị một mình. Triều đại Commodus tương đối ít chiến tranh, nhưng lại xảy ra nhiều xung đột chính trị trong nước. Ông bị một đấu sĩ bóp cổ chết năm 192, kết thúc thời thịnh trị Pax Romana dài 219 năm.

2. Thời suy tàn (193- 395)

Cuối thế kỷ II, đế quốc Rome suy thoái cả về kinh tế, chính trị, lẫn xã hội. Các cuộc nội chiến xảy ra liên tục. Từ năm 235 – 284, chỉ trong vòng 49 năm có tới 25 vị Hoàng đế cai trị đế quốc. Đa số đều bị ám sát hay tử trận. Quân đội không còn đủ sức chống lại sự xâm lăng của các tộc Man di. Nghèo đói và lạm phát lan rộng khắp đế quốc.

Thời suy tàn bắt đầu từ năm 193, năm được gọi là năm của 5 Hoàng đế vì trong năm này có tới 5 người tự xưng là Hoàng đế Rome. Thời suy tàn kết thúc với sự phân chia đế quốc thành Tây Rome và Đông Rome vào năm 395. Sau đây là một số Hoàng đế đáng chú ý:

Diocletianus (284-305)

Diocletianus gốc ở Dioclea, tỉnh Dalmatia, bố mẹ là nô lệ. Ông tiến dần lên các cấp của quân đội Rome và trở thành chỉ huy Kỵ binh của Hoàng đế Carus. Sau khi Carus bị giết trong trận chiến chống đế quốc Ba Tư, quân đội Rome tôn Diocletianus lên làm Hoàng đế. Diocletianus lên ngôi năm 284. Ông tổ chức lại cơ cấu của đế quốc. Ông chia đế quốc ra làm hai: Đông và Tây. Thủ đô của phía Đông là Nicomedia Nicomedia là một thành phố nằm ở Tiểu Á, gần Constantinopolis, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, được xây dựng vào năm 712 tcn. Sau khi bị Lysimachus phá huỷ, thành phố này được Nicomedes I của Bithynia xây dựng lại năm 264 tcn nên nó mang tên Nicomedia. và thủ đô của phía Tây là Milanô (nay thuộc Italia). Ông bổ nhiệm người bạn là Maximianus làm Hoàng đế (Augustus) của đế quốc Rome phía Tây và chọn Constantius I Chlorus làm vua phụ tá (Caesar) giúp ông này trị nước. Còn Diocletianus thì làm Hoàng đế (Augustus) đế quốc Rome phía Đông và phong Galerius làm vua phụ tá (Caesar) để giúp mình. Cơ cấu này được gọi là Tứ đầu chế. Bên cạnh việc xây dựng phương pháp cai trị mới, Diocletianus đã tiến hành cuộc bách hại Kitô giáo hết sức tàn bạo. Dưới triều của ông, tổng cộng có 10 cuộc bách hại.

Constantine I (306-337)

Hệ thống Tứ đầu chế bị phá vỡ khi Constantius I Chlorus mất vào năm 306. Lực lượng của Constantius I Chlorus đ suy tôn con trai của ông ta là Constantine I lên làm Hoàng đế.

Constantine I là vị Hoàng đế Rome đầu tiên theo Kitô giáo. Năm 313, ông ra sắc lệnh Milanô cho phép các Kitô hữu được tự do giữ đạo. Ông chuyển thủ đô của đế quốc Rome phía Đông từ Nicomedia đến thành phố gần đó là Constantinopolis Constantinopolis là tên Hy Lạp (íĩơíơíýðị). Tiếng Anh, Pháp gọi là Constantinople. Nó lần lượt là thủ đô của đế quốc Đông Rome (đế quốc Byzantine), đế quốc Ottoman. Thành phố này hiện nay là Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. (thành phố của Constantine).

Tượng hoàng đế Constantine tạc bằng đồng, đặt tại York, Anh, gần nơi ông xưng vương năm 306. Đây là vị hoàng đế Rome đầu tiên theo Kitô giáo, tạo tiền đề cho Kitô giáo phát triển mạnh mẽ tại châu Âu trong nhiều thế kỷ sau đó.

Theodosius I (379-395)

Sau khi lên làm Hoàng đế, Theodosius I thống nhất đế quốc Đông và Tây Rome làm một. Ông bài trừ ngoại giáo và chọn Kitô giáo làm quốc giáo. Sau khi ông qua đời năm 395, hai con trai của ông là Arcadius và Honorius chia nhau cai trị Đông Rome và Tây Rome. Từ đây đế quốc Rome vĩnh viễn tách ra làm hai, độc lập với nhau, mỗi bên có Hoàng đế riêng biệt. Đế quốc Đông Rome sau này thường được gọi là đế quốc Byzantine, có thủ đô là Constantinopolis.

3. Thời chia đôi đế quốc và kết thúc (395 – 1453)

a. Đế quốc Tây Rome (395-476)

Sau năm 395, kinh tế ở Tây Rome suy sụp, quân đội cũng yếu dần. Mặt khác, họ phải đối mặt với những cuộc xâm lăng của các chủng tộc Man di. Năm 410, người Visigoth do Alaric I dẫn đầu đã đánh chiếm và cướp phá thành Rome. Cũng năm 410, quân Rome rút khỏi đảo Anh, để mặc nơi đây trở thành tâm điểm cho những cuộc xâm lăng của tộc người Pict và Anglo-Saxon trong thế kỷ V. Kẻ thù hung hãn và đáng sợ nhất của Tây Rome lúc này là tộc Hung Nô.

Năm 476, một viên tướng người Germans là Odoacer nổi dậy lật đổ Hoàng đế cuối cùng của Tây Rome là Romulus Augustus. Đế quốc Tây Rome bị diệt vong từ nay. Trên đất đai cũ của Tây Rome, ngoài những vương quốc người Germans đã được thành lập như vương quốc Visigoth, Anglo-Saxon, Vandal, Burgundy, nay có thêm ba vương quốc mới được thành lập gồm vương quốc Ostrogoth, Lombard và Franks.

b. Đế quốc Đông Rome (395-1453)

Sau khi Tây Rome bị tiêu diệt vào thế kỷ V, đế quốc Đông Rome (Byzantine) vốn giàu có hơn, vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm của Kitô giáo lúc bấy giờ. Vào năm 610, Hoàng đế Heraclius thực hiện các cải cách, đưa đến những thay đổi to lớn bên trong cũng như bên ngoài của đế quốc. Nền văn hóa của người Byzantine từ đó gắn liền với văn hóa Hy Lạp.

Trong hơn 1000 năm tồn tại, đế quốc Byzantine luôn là một trong những cường quốc về kinh tế, văn hoá và quân sự ở châu Âu. Thế nhưng sau nhiều cuộc chiến tranh nhất là với Ba Tư và Ả Rập, lãnh thổ của Đế quốc bị thu hẹp dần và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1453 khi Hoàng đế cuối cùng của Byzantine là Constantinus XI bị Sultan Mehmed II của đế quốc Hồi giáo Ottoman đánh bại và thành Constantinopolis bị tàn phá tan tành.

Tổ chức hành chánh của đế quốc Rome

1. Chính quyền

Đế quốc Rome là một trong những đế quốc lớn nhất trong lịch sử. Ba trụ cột quan trọng của chính quyền đế quốc Rome là chính quyền trung ương, chính quyền địa phương và quân đội.

Đứng đầu chính quyền trung ương là Hoàng đế; thời Cộng hoà là quan Chấp chính. Đứng đầu tôn giáo là vị Đại tư tế (Pontifex Maximus). Thường thì Hoàng đế cũng là Đại tư tế. Bên cạnh đó còn có những quan chức khác, chẳng hạn như quan thị chính, quan coi quốc khố, pháp quan, v.v…

Song song đó có Viện nguyên lão là hội đồng nhà nước cao nhất và các hội đồng lập pháp, Centuriata, Plebis và Tributa.

Ngoài thủ đô Rome, đế quốc Rome có 96 tỉnh. Mỗi tỉnh là một đơn vị hành chính có thủ phủ riêng. Các tỉnh này là những thuộc địa của đế quốc Rome. Chẳng hạn như vào năm 63 tcn, tướng Pompê của Rome chiếm Giêrusalem, Palestine trở thành một tỉnh của đế quốc Rome. Những tỉnh lớn quan trọng được điều hành bởi một nghị viên cao cấp do Hoàng đế đề cử; còn những tỉnh nhỏ và xa xôi được điều hành bởi một quan chức thấp hơn thường gọi là tổng trấn. Quan đứng đầu mỗi tỉnh do Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm. Vào thời Chúa Giêsu, Hoàng đế Tiberius đã bổ nhiệm Phongxiô Philatô làm tổng trấn xứ Giuđê.

Ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ đế quốc, quân đội còn có bổn phận giữ gìn an ninh trật tự: bảo vệ các công dân Rome và địa điểm tôn giáo. Ba bộ phận chính của quân đội đó là:

– Các đơn vị đồn trú tại Rome, trong đó bao gồm cả lực lượng vệ binh hoàng gia, cảnh sát và nhân viên cứu hỏa.

– Quân đội ở các tỉnh, bao gồm cả các quân đoàn Rome và các đạo quân trợ chiến được cung cấp bởi các tỉnh.

– Hải quân.

Tạo hình quân đội Rome trong bộ phim Spartacus

2. Luật pháp

Luật pháp của Rome gồm 3 phần chính:

 Ius Civile, hay luật công dân, áp dụng cho công dân Rome.

 Ius Gentium, hay luật chư dân, áp dụng cho ngoại kiều trong các trường hợp liên quan đến công dân Rome.

 Ius Naturale, hay luật tự nhiên, áp dụng cho mọi người.

Chính sách của Rome là tôn trọng luật pháp của địa phương và coi luật pháp địa phương như là một nguồn tiền lệ pháp lý và ổn định xã hội. Riêng đối với các trường hợp liên quan đến công dân Rome khắp đế quốc, tòa án Rome nắm giữ quyền xét xử đầu tiên. Ví dụ như thánh Phaolô, có quyền công dân Rome, nên Phaolô được đặc quyền về pháp lý, được chính Hoàng đế xét xử. Công dân Rome là một quyền ưu tiên chỉ dành cho những người sinh ra bởi cha mẹ có quyền công dân Rome trong đất nước của Hoàng đế Rome cai trị, hay những ngoại kiều có công trạng với Rome. Rất ít người có quyền này (thống kê thế kỷ I: chỉ 1/5 dân số của đế quốc có quyền này).

3. Thuế

Số tiền thu thuế vào thời đế quốc lên tới khoảng 5 phần trăm tổng sản lượng. Ngoài những khoản thuế phải đóng như thuế cầu đường, thuế đất, các tỉnh phải triều cống cho Hoàng đế để bày tỏ sự thuần phục. Tin mừng Matthêu nói đến việc nộp thuế cho đế quốc Rome khi kể lại sự kiện những người Pharisêu đến gặp Chúa Giêsu và hỏi rằng: Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? (Mt 22,17).

4. Các giai cấp xã hội

Đế quốc Rome phân chia giai cấp rất rõ ràng. Đây là một xã hội tàn nhẫn đối với kẻ yếu, cách riêng đối với nô lệ. Trong một số thành phố, 2/3 dân cư là nô lệ. Những người này phải làm việc tay chân nặng nhọc, phục vụ cho chủ. Chủ có toàn quyền trên nô lệ của mình, kể cả quyền sinh sát. Ngay cả những người tự do vẫn không bình đẳng với nhau vì có sự phân biệt công dân Rome với những người khác. Và công dân Rome lại còn được chia ra hai loại tùy theo tài sản và địa vị xã hội, với hai thể chế công lý khác nhau.

Nền văn minh Hy-La cũng là nền văn minh trọng nam khinh nữ. Phụ nữ chỉ được coi là thứ yếu, bị khinh miệt. Trẻ em cũng bị coi thường. Người cha có thể từ chối đứa con vừa sinh ra của ông. Khi đó nó có thể bị giết hoặc bỏ rơi. Nếu đứa trẻ bị bỏ rơi được nhặt về nó sẽ được nuôi lớn và bị bán làm nô lệ.

Ngôn ngữ

Đế quốc Rome qui tụ nhiều sắc dân, nhưng các sắc dân đó vẫn giữ các tập tục, ngôn ngữ và văn hóa của mình. Chẳng hạn tại Palestine, người Do Thái vẫn nói tiếng cha ông của mình là tiếng Aram. Tuy nhiên, có hai ngôn ngữ bắt buộc sử dụng trên toàn đế quốc là tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.

Sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế (356 tcn-323 tcn), tiếng Hy Lạp đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn Đông phương. Đây không chỉ là ngôn ngữ của văn hóa và triết học, nhưng còn là ngôn ngữ của các thương gia. Nó cũng được sử dụng rộng rãi ở Rome và trong các thành phố lớn của Tây phương. Tiếng Hy Lạp cũng là ngôn ngữ đầu tiên của Giáo Hội. Các Kitô hữu sử dụng bản dịch Hy Lạp của Kinh Thánh, gọi là bản Bảy Mươi. Toàn bộ Tân Ước mới đầu cũng được viết bằng tiếng Hy Lạp, sau đó mới được dịch sang tiếng Latinh.

Tiếng Latinh là ngôn ngữ của Rome, sau đó là của Tây phương. Tuy nó không phổ biến bằng tiếng Hy Lạp, nhưng là ngôn ngữ hành chính và pháp luật trong toàn đế quốc. Trong Giáo Hội, tiếng Latinh được sử dụng trước hết ở Phi châu từ cuối thế kỷ II, rồi đến Rome, sau đó trong toàn Kitô giáo Tây phương.

 Khi các Kitô hữu sử dụng những ngôn ngữ này thì lối tư duy cũng đã đi vào Giáo Hội. Triết học Hy Lạp được dùng để xây dựng nền thần học đầu tiên. Qua tiếng Latinh, luật Rome đã cung cấp khung pháp lý cho các cộng đồng thành phố. Khi các khu vực riêng của tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh được phân định vào thế kỷ IV, thì hai khu vực văn hóa của Giáo Hội phát triển cách khác nhau, cho đến khi Giáo Hội Đông và Tây chia rẽ nhau.

Tôn giáo

Trong tiếng Latinh từ Religio (tôn giáo) có nghĩa là cái nối kết. Đối với người Rome, tôn giáo là một sức mạnh nối kết các gia đình với nhau, nối kết người dân với nhà cầm quyền và nối kết con người với thần thánh.

Trước khi nhận Kitô giáo làm quốc giáo, đế quốc Rome theo đa thần giáo. Người ta thờ rất nhiều thần, chẳng hạn các thần về thời tiết, mùa màng, sông núi, v.v… Các thần linh trông coi dân chúng, bảo vệ các gia đình cũng như những người trong gia đình. Bởi vậy vị gia trưởng trong gia đình có nhiệm vụ phải thờ cúng các thần linh.

Việc mở rộng đế quốc khiến cho Rome du nhập thêm nhiều nền văn hóa với những tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, ngoài việc thờ các thần của tổ tiên, người Rome còn thờ nhiều thần của người Hy Lạp nhưng đổi sang tên Rome. Ví dụ: thần Zeus đổi tên thành thần Jupiter, thần Ares đổi tên thành thần Mars, thần Aphrodite đổi tên thành thần Venus … Mỗi vị thần chuyên lo về một lãnh vực:

Tên Hy LạpTên RômaNhiệm vụ
ZeusJupiterVua các vị thần
HeraJunoNữ hoàng của các thần, bảo trợ hôn nhân và gia đình
AresMarsThần chiến tranh
ErosCupidThần tình yêu
HermesMercuryThần đưa tin, thần bảo hộ thương nhân và khách bộ hành
HeliosApolloThần ánh sáng và bảo trợ nghệ thuật: âm nhạc, thi ca
AphroditeVenusNữ thần tình yêu và sắc đẹp
MinervaAthenaNữ thần của trí tuệ và sự uyên bác
ChlorisFloraNữ thần các loài hoa và mùa xuân
Các thần của Rome
Tượng cẩm thạch tạc thần Jupiter của người Rome, niên đại 100 SCN. Trong thần thoại Hy Lạp thì thần này gọi là thần Zeus

Ngoài việc thờ cúng thần linh trong gia đình, ngoài xã hội cũng có những nghi lễ thờ cúng công cộng: các tư tế có nhiệm vụ thay mặt quốc gia thờ cúng các thần linh. Việc thờ cúng là nhằm xin các thần linh giáng phúc cho bản thân, cho gia đình cũng như cho thành phố và quốc gia được thịnh vượng. Tôn giáo của Rome không đòi hỏi nhiều về mặt luân lý mà chỉ đòi hỏi thực hiện chính xác những nghi thức tế tự. Mỗi vị thần đều có hình tượng riêng, thường là một pho tượng hoặc một phù điêu và một bàn thờ hoặc một đền thờ để dâng lễ tế và lời cầu khẩn.

Các Hoàng đế luôn đề cao tôn giáo và coi tôn giáo là yếu tố trung tâm của đời sống quốc gia. Hoàng đế Augustus tự coi mình là Đại tư tế (Pontifex Maximus) và dùng biểu tượng sao chổi để tỏ cho biết mình là thiên tử (con của thần). Người Rome cũng tin rằng các Hoàng đế của họ sẽ trở thành thần nên mọi công dân phải thờ cúng Hoàng đế. Sau này các Kitô hữu thường bị bách hại vì không chịu thờ cúng các thần và Hoàng đế. Sau 300 năm bị bách hại, đến thế kỷ IV, Hoàng đế Constantine I ra chiếu chỉ tha đạo và sau đó Hoàng đế Theodosius I đã tuyên bố Kitô giáo là quốc giáo.

Tóm tắt

Qua hơn 1500 năm tồn tại, Đế quốc Rôma đã để lại một dấu ấn sâu đậm không chỉ trên lịch sử thế giới mà còn cả trên lịch sử Kitô giáo.

I. Lịch sử Đế quốc Rôma gồm 3 thời kỳ:

1. Thời thịnh trị (27 tcn – 192 scn): gồm 18 triều Hoàng đế. Một số Hoàng đế trong thời này có liên quan đến Kitô giáo:

Augustus (27 tcn – 14 scn). Vị Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Rôma. Đức Giêsu sinh ra dưới triều Augustus.

Tiberius (14-37). Vị Hoàng đế thứ hai của Đế quốc Rôma. Ông là người bổ nhiệm Phongxiô Philatô làm tổng trấn miền Giuđê và Samari. Đức Giêsu bị đóng đinh thập giá dưới triều Tiberius.

Nero (54-68). Hoàng đế thứ năm của Đế quốc Rôma. Ông đã đổ tội cho các Kitô hữu việc đốt cháy thành Rôma, dẫn đến việc bách hại các Kitô hữu. Thánh Phêrô và Phaolô đã tử đạo tại Rôma dưới triều Nerô.

Commodus (180-192). Vị Hoàng đế kết thúc thời thịnh trị Pax Rômana dài 219 năm.

2. Thời suy tàn (193-395)

Diocletianus (284-305): nổi tiếng về việc bách hại Kitô giáo.

Constantine I (306-337): vị Hoàng đế Rôma đầu tiên theo Kitô giáo. Năm 313, ông ra sắc lệnh Milano cho phép các Kitô hữu được tự do giữ đạo. Ông chuyển thủ đô của đế quốc Rôma phía Đông từ Nicomedia đến Constantinopolis.

3. Thời chia đôi đế quốc và kết thúc (395-1453)

a. Đế quốc Tây Rôma (395-476)

Sau năm 395, đế quốc Tây Rôma bắt đầu suy yếu dần, không đủ sức chống lại cuộc xâm lăng của các tộc man di. Năm 476, Hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây Rôma là Romulus Augustus bị một viên tướng người Germans là Odoacer lật đổ. Đế quốc Tây Rôma bị tiêu diệt.

b. Đế quốc Đông Rôma (395-1453)

Sau khi Tây Rôma bị tiêu diệt, đế quốc Đông Rôma (Byzantine) trở thành một cường quốc ở châu Âu và là một trong những trung tâm Kitô giáo qua nhiều thế kỷ.

Sau nhiều cuộc chiến tranh với Ba Tư và Ả Rập, lãnh thổ của Đế quốc Đông Rôma bị thu hẹp dần và cuối cùng đã bị đế quốc Hồi giáo Ottoman tiêu diệt vào năm 1453.

II. Tổ chức hành chánh:

– Đứng đầu chính quyền trung ương là Hoàng đế. Bên cạnh đó có còn có Viện nguyên lão và một số hội đồng khác đại diện các tầng lớp xã hội. Đứng đầu các tỉnh là các nghị viên hay quan tổng trấn do Hoàng đế bổ nhiệm.

– Đế quốc Rôma có một lực lượng quân đội rất tinh nhuệ và hùng hậu trong việc bảo vệ lãnh thổ và giữ an ninh trật tự khắp đế quốc.

– Về mặt luật pháp, đế quốc Rôma có 3 bộ luật chính áp dụng cho công dân Rôma, cho các ngoại kiều hoặc cho mọi người.

– Ngoài những khoản thuế phải đóng như thuế cầu đường, thuế đất, các tỉnh phải triều cống cho Hoàng đế để bày tỏ sự thuần phục.

– Đế quốc Rôma là một xã hội có nhiều giai cấp: quý tộc, tự do, nô lệ, v.v…

III. Ngôn ngữ:

Ngoài ngôn ngữ riêng của mỗi sắc dân, có hai ngôn ngữ bắt buộc sử dụng trên toàn đế quốc là tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.

IV. Tôn giáo:

Trước khi nhận Kitô giáo làm quốc giáo, đế quốc Rôma theo đa thần giáo. Người Rôma tin rằng các Hoàng đế của họ sẽ trở thành thần nên mọi công dân phải thờ cúng Hoàng đế. Đây là một trong những nguyên do khiến các Kitô hữu bị bách hại vì họ không chịu thờ cúng các thần và Hoàng đế.

Đánh giá bài viết

ĐỌC THÊM

Chân dung Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II

Người con Ba Lan Năm 1978 là một năm khó quên của Giáo hội, vì ...

ba thien than dam dao abraham

Ba thiên sứ viếng thăm Abraham

Thiên Chúa đã sai 3 sứ thần đến gặp gỡ và cảnh báo cho Abraham biết về đại họa sắp giáng xuống Sodom. Ông cầu xin sự khoan hồng

Ý nghĩa và sứ điệp của mầu nhiệm Nhập Thể

Giáng sinh là sự kiện quan trọng trong đức tin Kitô. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Nhập Thể qua góc nhìn thần học của cha Phêrô Trần Mạnh Hùng, từ TP Perth, Tiểu bang Tây Úc. Ngài là tiến sĩ Thần học Luân lý và từng là giáo sư thỉnh giảng tại các Đại Chủng viện và các Học viện Thần học Công giáo tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại về bộ môn Thần học luân lý và Đạo đức sinh học

Thánh Augustine và tuổi trẻ tội lỗi

Augustin lớn lên trong một thành phố miền Bắc phi thuộc đế quốc Roma. Lớn lên trở thành vị giám mục nổi tiếng. Trong bài viết này ngài nhớ lại những ký ức tội lỗi thời niên thiếu.

tu si linh muc

Người tu có sứ mạng cầu nguyện cho dân Chúa

Những lời cầu nguyện xuất phát từ một con tim chân thành sẽ làm thay đổi thế giới này, bắt đầu từ ánh mắt, tư tưởng, ngôn ngữ và hành vi của chúng ta.

abraham hiến tế isaac

Chuyện tổ phụ Abraham hiến tế con trai Isaac

Tổ phụ Abraham vâng phục Thiên Chúa đến mức sẵn sàng hiến tế con trai độc nhất là Issac theo lệnh Ngài, một thử thách đức tin dành cho ông

Để lại bình luận