Thần học Luân lý

Vài nét sơ lược về thần học luân lý

Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng
than hoc luan ly
138 views

Thần Học Luân Lý là một phần trong khoa thần học. Thần học luân lý dùng đức tin Kitô Giáo và lý trí để tìm kiếm và vạch ra một phương hướng cho con người cần phải nêu theo để đạt tới mục tiêu tôi hậu của chính mình.

Thần học tín lý, kết hợp với thần học luân lý làm thành thần học hệ thông. Như chúng ta biết, thần học hệ thông có nhiệm vụ tìm hiểu theo thứ tự luận lý các chân lý về Thiên Chúa, về công trình sáng tạo của người, công trình cứu độ của Đức Giêsu Kitô và con đường đưa thụ tạo đến với Thiên Chúa. Thần học tín lý có đặc tính là biện luận, suy tư về bản tính Thiên Chúa và công trình sáng tạo mới trong Đức Kitô. Còn thần học luân lý thì có đặc tính thực tiễn hơn. Nó sẽ tận dụng những trực giác thần học và nhân học của thần học tín lý, thêm vào đó là những khám phá của các ngành khoa học khác nhau về con người và thiên nhiên, để rút ra những kết luận cho hành vi con người, cũng như hướng dẫn chúng ta thực hiện mục tiêu cuối cùng cuả mình.

Một môn có liên hệ mật thiết với thần học luân lý là khoa Đạo Đức Học (Ethics) hay Triết Học Luân Lý (Moral Philosophy). Khoa này cũng tìm cách thiết lập những nguyên tắc và qui luật hướng đến đời sống luân lý của con người. Nhưng ngược lại với khoa thần học luân lý, khoa triết học luân lý hoàn toàn loại bỏ mặc khải của Kinh Thánh (Cựu ước & Tân ước), không lấy đó làm nguồn cung cấp sự hiểu biết và hướng dẫn luân lý cho mình. Các trực giác của khoa triết học luân lý chỉ rút ra từ lý trí và từ sự mặc khải tổng quát, được ban cho hết mọi người nhờ sự hiện diện của Thần khí Thiên Chúa khắp mọi nơi. Trong khi ấy, thì thần học luân lý được giúp đỡ không những bởi lý trí và mặc khải tổng quát mà còn bởi mặc khải thiết định của Thiên Chúa trong Thánh Kinh và nơi Đức Kitô qua các giáo huấn luân lý của Ngài, nên chúng ta có quyền hy vọng rằng những trực giác của thần học luân lý về mục tiêu cuối cùng ấy sẽ được đầy đủ hơn, vừa có thêm chiều kích mới. Nói chi tiết hơn, thần học luân lý sẽ biện luận theo 4 hình thức sau đây.

1. Trước hết, tham khảo các giáo huấn luân lý trong các tác phẩm Kinh Thánh; phải luôn luôn dành một vị trí ưu tiên cho các giáo huấn ấy trong việc biện luận thần học.

2. Thứ đến, cứu xét qúa trình phát triển của một của một giáo thuyết hay một chuẩn mực luân lý trong lịch sử, dĩ nhiên nhấn mạnh đặc biệt tới quá trình phát triển của chúng ta trong lịch sử Kitô giáo, dù vẫn không bỏ qua sự phát triển ấy trong lịch sử ngoài Kitô giáo.

3. Kế tiếp là tìm hiểu giáo huấn chính thức của thẩm quyền Giáo Hội và việc thực hành cụ thể mà lâu nay Giáo Hội vẫn theo đuổi, ở đây phải dành một thế gía đặc biệt cho giáo huấn của các Công Đồng và các đức Giáo Hoàng. Các Hội Đồng Giám Mục quốc gia, cũng như suy tư và giảng dạy của các nhà thần học luân lý hiện nay, những bất đồng và đồng ý của họ với nhau cũng đáng cho ta chú ý.

4. Cuối cùng, là một phương pháp có tầm quan trọng quyết định là sử dụng các lập luận của lý trí thuần túy. Các lập luận ấy sẽ được đưa ra dựa trên hai nền tảng, có thể xác định vắn tắt như sau:

1. Một là dựa vào Hữu Thể (Ontological)

2. Hai là dựa vào Cánh Chung (eschatological)

Bắt đầu từ hữu thể để suy tư chính là tìm hiểu bản tính cụ thể và đang có của con người và của thế giới chung quanh. Để thực hiện điều này, chúng ta cần sự giúp đỡ của khoa thần học và triết học cũng như những phân tích của nó. Tuy nhiên, những trực giác của khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên như Tâm Lý Học, Xã Hội Học, Nhân Học, Y Học… cũng có tầm quan trọng không kém. Những khoa học ấy sẽ cung cấp thông tin cho chúng ta biết, đâu là hậu quả mà khi hành động con người sẽ gây ra cho bản thân mình, cho tha nhân, cho xã hội và cho thế giới nói chung. Các hậu quả ấy rất quan trọng trong việc giúp ta đánh giá một hành vi về mặt luân lý, dù đó không phải là cơ sở duy nhất.

Điều mà chúng ta cần lưu ý là muôn quyết định xem con người nên lựa chọn điều nào, trong vô số khả năng mở ra cho mình thì dựa vào hữu thể thôi chưa đủ. Mà cần phải bổ túc thêm bằng cách cứu xét đến cứu cánh luận (Teleology) và cánh chung luận nữa (Eschatology). Hai khoa này sẽ cho ta biết về mục tiêu phải đạt tới, mẫu người cần trở thành và việc cần phải làm. Song cũng cần chú ý là không phải cả 4 kiểu biện luận trên đây, luôn luôn được dùng để kiểm chứng một giáo thuyết luân lý. Có nhiều vấn đề hiện nay không được nhắc đến trong Kinh Thánh hay trong các tác phẩm thần học trước đây. Cũng có lúc một giáo thuyết nọ lại được mọi người rộng rãi đón nhận, tới mức không cần phải nghiên cứu chi tiết lịch sử quá khứ của giáo thuyết đó nữa. Đang khi đó, đối với các giáo thuyết còn bị tranh luận, ta cần phải nghiên cứu cẩn thận mọi lý chứng hiện có. Như vậy, hầu như không bao giờ được miễn công việc biện luận thuần lý.

Để tóm lược những tư tưởng chủ yếu về thần học luân lý tổng quát, tôi xin mạn phép đúc kết như sau: thần học luân lý tổng quát cứu xét những điều kiện và đặc tính tổng quát mà hành vi nào của con người cũng phải có, thì mới giúp đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Thần học luân lý tổng quát sẽ bàn đến cứu cánh của con người, các chuẩn mực khách quan làm thành tính luân lý như luật Thiên Chúa, luật Tự nhiên và luật con người/nhân luật, chuẩn mực chủ quan như lương tâm, việc thực hiện các giá trị luân lý qua các hành vi nhân linh, tội lỗi tức là các hành vi xấu về mặt luân lý, sự hoán cải, các nhân đức và sự hoàn hảo của con người trong sự thánh thiện.

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỌC THÊM

cau nguyen

Cầu nguyện: 10 điểm bạn cần ghi nhớ và thực hành

Gần đây tôi có chia sẻ với các bạn trẻ và quý độc giả Công ...

noah và đại hồng thủy

Câu chuyện ông Noah và nạn Đại Hồng Thủy

Sau Adam và Eva loài người đã sinh sôi khắp địa cầu, nhưng họ tội lỗi đến mức Chúa muốn tận diệt, trừ ông Noah là người công chính

tinh yeu thien chua

Tình Chúa vẫn mãi tín trung sau 28 năm

Hành trình tiến đến thiên chức linh mục là một thử thách lớn nhất trong cuộc đời tôi.[1] Nó giống như leo lên một ngọn núi cao nhất với nhiều vách núi cheo leo và những khúc quanh bất ngờ.

Đức Giêsu Kitô – Đường Xuống Với Con Người

Tháng 2 này, chúng ta suy niệm hình ảnh Đức Giê-su Ki-tô là Đường, Đường xuống với con người. Đức Giê-su Ki-tô xuống với con người để thông phần với con người trong muôn hình thức đau khổ do tội lỗi gây nên và dẫn đưa con người về với Thiên Chúa.

thành phố krakow

Krakow – vùng địa lý của thánh nhân

Lời giới thiệu Khi nhắc đến Giáo hội Ba Lan, bạn sẽ nghĩ ngay đến ...

bìa sách lương tâm

Giới thiệu sách: Lương Tâm – Theo Quan Điểm Của Thần Học Luân Lý Công Giáo

Thứ 4, ngày 29.12.2021 Các bạn trẻ thân mến, Gần đây cha vừa cho ra ...

Để lại bình luận