Thần học Luân lý

Khái quát về Thần học Luân lý

Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng
thần học luân lý
630 views

Sau nhiều năm xa vắng quê hương, một hôm trên đường trở về thăm gia đình, tôi hân hạnh tiếp đón một số bạn bè thân hữu và người thân yêu trong gia đình. Trong đám bạn bè thân quen của tôi, có người hỏi: “Nghe nói cha vừa mới tốt nghiệp tiến sĩ thần học luân lý ở Rôma và hiện nay cha đang đi dạy, cha dạy môn gì?” Tôi trả lời: “Môn đạo đức học Kitô giáo“. Người ấy bèn hỏi tiếp: “Đạo đức học là gì và cái gì làm cho nó thuộc về đạo đức học Kitô Giáo?” Hẳn nhiên tôi đã có thể trả lời phần đầu câu hỏi của anh bằng nhóm từ “môn thần học luân lý” mà hầu chắc anh ta lại vặn hỏi tiếp tục: “Luân lý là gì và có gì quan trọng để Chúa phải dính dấp vào đó?”

Tôi đã có thể trả lời theo từ nguyên, theo nguồn gốc ngữ nghĩa, trong đó ta có từ hy lạp ‘ethos’ là cách cư xử hay thân cách, và từ la-tinh ‘mos, moris’ cũng là cách cư xử, nhưng chưa phải là phong tục, tập quán, ước lệ như ta hiểu bây giờ. Đúng hơn, nó chính là cách cư xử sao cho phải lẽ, đặc biệt trong mối quan hệ với nhiều lãnh vực quan trọng của đời sống. Trả lời như thế vẫn chưa lột được hết ý nghĩa để đánh động chú ý nơi người nghe, đó mới chỉ là câu trả lời mang nặng tính cách của kẻ học giả, xa hẳn với cuộc sống nhọc nhằn của con người trước một vấn đề thực tế.

Tôi cũng có thể trả lời như cách của nhà nhân học, cho dẫu là Kitô hữu hay lương dân, con người vẫn bó buộc phải sống đạo đức, vì con người cần sống có trật tự, khuôn phép, có cấm kỵ, có tổ chức trong đời sống vốn dĩ lộn xộn và vô trật tự này[1]. Mary Douglas, Purity and Danger: An Analysis of the conduct of Pollution and Taboo. Nhưng trong khi nhân loại học khảo sát nguồn gốc và sự triển khai các tập tục của con người, nghiên cứu những cách ứng xử khác nhau mà không được đưa ra phán quyết giá trị đúng hay sai. Nhân loại học chỉ nhằm mô tả chứ không đưa ra phán quyết, tỷ dụ như cho phép hay cấm cản.

Cũng có thể phải đứng trên bình diện triết học, để cho rằng đạo đức học (Ethics) nói chung, là môn học xét đến đúng hay sai của hành vi con người dựa theo lý trí, còn môn đạo đức học Kitô giáo (Christian Ethics or Moral Theology) xem xét đến tính cách đúng hay sai của hành vi nhân loại dựa theo lý trí và trên niềm tin. Người hay thắc mắc lại cắc cớ hỏi thêm đúng hoặc sai nghĩa là gì, lý trí, hành vi con người và niềm tin là cái gì? Những câu hỏi quả thật xác đáng, theo như tinh thần anh bạn đã tra vấn tôi trên đây, khi chúng tôi cùng ngồi đàm đạo trong bữa cơm thân mật của gia đình.

Câu trả lời mà tôi thích hơn cả, là của một triết gia đời, vốn là ông tổ của nền triết học phương Tây, và câu trả lời đó được Kitô hóa bởi một thần học gia:

“Đạo đức, luân lý chính là việc theo đuổi điều gì tốt đẹp và việc kiên trì đeo đuổi. Hành trình tìm kiếm này chỉ đạt đến thành công khi chúng ta khám phá ra điều thiện hảo, thưởng thức và thông dự vào đó.”

Sử dụng những từ đơn giản của Aristote, cha đẻ của nền đạo đức học Tây phương, thì môn đạo đức, luân lý học là theo đuổi và thông dự vào hạnh phúc. (Bạn hãy nhớ thiện hảo và hạnh phúc như đồng nghĩa với nhau ở đây). Luân lý học là nghiên cứu hay suy tư trên hành vi và tính cách của con người, như thể ta khám phá và thông dự vào hạnh phúc, dẫn đưa con người triển nở, hoàn thiện, cho mình và cho người khác. 

Vậy thần học, niềm tin Kitô giáo dính dáng gì ở đây? Cần giải thích thêm cho rõ. Niềm tin cố gắng tìm hiểu măc khải của Thiên Chúa, tình yêu nơi Đức Giêsu Kitô thông qua Chúa Thánh Linh. Sự măc khải của Thiên Chúa – tình yêu nơi Đức Giêsu Kitô có hàm ý gì cho cuộc đời chúng ta, và ta phải làm gì để thông hiểu và tham dự vào niềm hạnh phúc? Theo như Thánh Tôma A-qui-nô, bởi đã tin vào Đức Giêsu Kitô, ta phải trở nên loại người nào để có thể triển nở đến hạnh phúc đích thực? Đã tin vào Đức Giêsu Kitô, ta phải xử sự làm sao để phát triển đến hạnh phúc? Hãy nhớ luân lý vẫn thường đặc biệt đi đôi với cách xử sự hoặc hành xử. Nhưng hành động lại phát xuất từ con ngừơi có tư cách hay không có tư cách, nhân đức hay xấu xa, có cảm xúc trật tự hay vô trật tự, có sợ, có hãi và nhiều thứ linh tinh khác.

Vậy thần học luân lý tách biệt khỏi các môn thần học khác ra sao? Thật ra chúng liên hệ với nhau làm thành nền thần học hệ thống, trong nỗ lực xem truyền thống Kitô giáo như một tổng thể, có liên hệ từng thành phần với nhau và từng thành phần với cái toàn thể. (Như tôi đã có đề cập đến trong phần dẫn nhập).

Thần học tín lý: gồm những suy tư có hệ thống về niềm tin Kitô giáo dưới quyền tài thẩm của Giáo Hội. Trong môn học đó, ta xác định những tín điều phải tin, còn trong thần học luân lý ta nhận rõ những bổn phận phải làm.

Tác giả Ladislas Orsy dẫu là chuyên gia giáo luật lại có thể soi dọi thêm khôn ngoan cho chúng ta lúc này.

Đón nhận Lời: cộng đoàn tín hữu được Thánh Linh hướng dẫn đón nhận Lời Hằng Sống. Ngôi Lời chỉ dạy họ phương cách phải theo để tiến vào Nước Trời đang hiện diện nơi đây và đang tới.

Rao giảng Lời: cộng đoàn công bố và thông truyền Lời Chúa, nghĩa là khiến thần học phát biểu về thần sự, theo-logia.

Ngẫm suy dựa trên Lời: niềm tin đòi thông hiểu “fides quaerit intellectum”[2].  St. Anselm of Canterbury (12th Century) “Faith seeks understanding.” bắt trí khôn phải tiến sâu vào ý nghĩa Lời Chúa, đọc lại dưới ánh sáng của những vấn đề, khám phá, kinh nghiệm mới của con người.

Tiến trình trên đây ứng dụng cho bất cứ môn thần học nào, lẽ nào loại trừ thần học luân lý? Vậy đâu là tính chất đặc thù của môn thần học luân lý.

Tính chất đặc thù nơi môn thần học luân lý ở chỗ sự tra vấn tập chú trên việc khám phá các giá trị như thiện hảo, hạnh phúc và an vui.

Thần học luân lý trước hết, có liên hệ đến thiện hảo, cùng những mối quan tâm về những gì đang đẩy đưa con người đến bất hạnh, mù quáng, xấu xa, tội lỗi, ham mê nết xấu, mất nhân cách trong những hành vi tiêu cực.

Sự tra vấn này dẫn đến câu hỏi: “Liệu Chúa có khả năng buộc tín hữu sống như thế nào và hành động ra sao không?”[3].

I. PHƯƠNG PHÁP

Có hai cách tiếp cận cơ bản đối với thần học luân lý. Một là định nghĩa từ vựng, những nguyên tắc và chân lý đang triển khai, sau đó ứng dụng cho con người trong những nố cụ thể. Cách này là phương pháp loại suy (deductive method). Hai là khởi đi từ kinh nghiệm và suy tư của con người, ta đạt đến những nguyên tắc, chân lý, định nghĩa, chính là phương pháp qui nạp (inductive method). Hẳn nhiên cả hai phương pháp đều ích lợi. Ngoài ra ta chẳng cần phải chế tác thêm gì cho đạo đức học và đạo đức học Kitô giáo, bởi những suy tư đạo đức đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời thi hào Homère, thế kỷ thứ VI trước công nguyên khi ông sáng tác Illiad và Odyssey. Theo tư tưởng cổ Hy lạp, sống đạo đức và công chính là khi biết sống hòa hợp với cái trật tự đã được tiền định của thế giới và xã hội loài người. Rồi vào thế kỷ V trước công nguyên, đã có những suy tư luân lý sâu sắc của Socrate và Platon mà các bạn đã được học trong môn triết và đặc biệt là triết gia Aristote, cùng là nhà đạo đức học – sinh vào năm 384 tr. C.N. Rồi Do thái giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên thần học luân lý. Và cốt lõi của nền đạo đức học Kitô giáo là chính Tân ước, lời rao giảng của Đức Giêsu, ví dụ bài giảng trên núi, các mối phúc thật, Giới răn trọng nhất, chúng ta lại thừa hưởng di sản của rất nhiều cây đại thụ của nền thần học Kitô giáo như các thánh Âu-Tinh, Tô-ma, An-phong đệ Li-guo-ri.

Mặt khác, ta cũng không được bỏ sót, tính hay thay đổi của con người qua từng thời đại, hoàn cảnh. Thánh An-phong, quan thầy của môn thần học luân lý (mà bạn có thể đọc trọn bộ trước tác luân lý của ngài trong thư viện của học viện thần học luân lý – Accademia Alfonsiana – Rôma) đã từng phát biểu năm 1764: “môn học này chả dễ nuốt trôi như nhiều người vẫn lầm tưởng, thật sự nó khó và mênh mông gấp bội, do có quá nhiều hoàn cảnh khác nhau xảy đến cho con người và do khi khảo sát một điều lại nảy sinh thêm nhiều điều mới mẻ khác. Bởi lẽ đó, ngài thường nhắc nhở các anh em tu sĩ DCCT: “Khi cha giải tội ngưng đọc sách, ngài dễ có nguy cơ quên đi những điều đã từng biết.” Ta sẽ sử dụng cả hai phương pháp loại suy lẫn quy nạp theo đường lối của Aristote.

Hiện tại, nếu khởi đi từ kinh nghiệm nhân loại, ưu tiên chính là cảm nhận riêng trong tiểu sử từng người: nhật ký của Anne Frank, hay kinh nghiệm của người khác trong một câu chuyện luân lý, ví dụ của văn sĩ người Anh Iris Murdoch, của Polish Rider, cuốn The Green Knight. Điều gì mỗi người đã từng cảm nghiệm đều là bài học luân lý đắt giá.

Phương cách thứ ba này là những suy tư trên thân phận con người đã trở nên khá phổ biến trong vòng 20 năm qua. Ví dụ tác phẩm Seasons of a Man’s Life của Erikson hoặc Spiritual Passages của Groeschal.

Tuy nhiên vẫn còn cần cảnh giác, ta học tập để mang trách nhiệm về tính trung thực của hành vi cá nhân, điều đó thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta nên nhơ, người ta có thể đồng thời thành thực và xác tín mà lại hoàn toàn sai lạc. Đây có thể là trường hợp của một lương tâm sai lầm. Ta phải mang trách nhiệm cả khi chúng ta đúng hoặc sai[4]. Dẫu cho có tính chất hiện sinh cỡ nào, thì ‘sự thật’ luân lý không phải luôn có hấp lực làm mê say con người đâu.

II. TỰ DO VÀ HÀNH VI NHÂN LINH

Có hai cách định nghĩa tự do.

1. Khía cạnh tiêu cực: Tự do khỏi sự bó buộc nào đó, khỏi áp lực, sự tự do khỏi điều gì.

2. Khía cạnh tích cực: Có tự do cho (ai, việc gì…), tự do có mục tiêu.

Ta thử xem vài trường hợp cưỡng bức trên con người và hành vi của họ. Dựa theo bản phân tích của Aristote.

a) Áp lực thể lý: bị dí súng đi ăn cướp nhà băng, liệu có phải là hành vi tự do không? Nỗi sợ hãi làm giảm khinh hay có lúc triệt tiêu tự do và trách nhiệm.

b) Thói quen: cùng một hành vi hay thái độ được lặp đi lặp lại liên tục. Thông thường vào giai đoạn đầu thói quen được tạo thành cách cố ý, sau đó hành vi có thể thiếu vắng tự do. Dẫu sao nên nhìn nhận ta đã tự nguyện tạo nên thói quen đó. Có vài thói quen được xác lập cách vô thức, không mảy may được nhận thức lúc đó. Có thể chấm dứt được thói quen bằng quyết định và hành động kịp thời.

c) Đam mê: ví dụ sự giận dữ hoặc thèm muốn đột ngột xảy đến với cường độ mạnh mẽ đến độ ta không còn chọn lựa nào khác. Đam mê thái quá thường dẫn đến tội ác.

d) Hãi sợ: quá lo lắng sợ một trở ngại xấu xảy đến. Người ta nói dối vì sợ mất đi ân huệ, ăn cướp vì lý do kiêu hãnh, giết người vì sợ bị hăm doạ.

III. Ý CHÍ TỰ DO VÀ TẤT ĐỊNH

Người ta có tự do không?

1. Về mặt sinh học: Tôi có sự sắp đặt trước để giống cha mẹ tôi không và liệu những yếu tố di truyền có làm cho những chọn lựa của tôi bị ấn định từ trước? Liệu tiết tố học (endocrinology) và giải phẫu não học, có cho rằng những kinh nghiệm quá khứ xác định được tình cảm của tôi, những mối quan hệ, thái độ nghi ngờ, giận dữ, tính chất tiêu cực của tôi khiến tôi không còn tự do nữa?

2. Hoàn cảnh của tôi, cơ cấu xã hội, những hạn chế văn hóa. Áp lực xã hội, sợ mất mặt, nhận định và chọn lựa theo cung cách bầy thú mà không thể cưỡng lại ý kiến có sẵn, mốt thời trang nhất thời và quảng cáo tuyên truyền.

Ta có ở đây những gì gọi là tất định, tất định về mặt tâm lý cũng như xã hội.

3. Triết học luân lý cổ điển nhận ra áp lực của thói quen, môn tâm lý chiều sâu cho thấy những chiều kích thật của sự lệ thuộc vào quá khứ bắt nguồn từ lúc còn thơ ấu nơi từng người: bị bỏ rơi, hoặc quá được nuông chiều, bị hành hạ, xung đột hôn nhân, định kiến, hãi sợ triền miên, phản xạ đề phòng. “Người bình thường nếu không bị khủng hoảng thần kinh, thì vẫn phải thường xuyên sống dưới ảnh hưởng của những yếu tố tâm thần, với lo sợ hãi hùng, những xung động ám ảnh, những cảm thức mơ hồ phạm tội và những phản ứng đề phòng”.

Cho dẫu có những hạn chế như trên đối với tự do, ta vẫn không thể chối bỏ là con người vẫn còn sự tự do nào đó, khi chúng ta có lời khen ngợi hay chỉ trích la mắng người khác, khi tưởng thưởng hoặc phạt vạ, và mọi hành vi trên chỉ thật sự có ý nghĩa nếu có phần nào tự do và chọn lựa. Nhờ con người vẫn còn tự do, cho nên việc chúng ta học môn đạo đức và thần học luân lý mới còn xác đáng.


[1] Mary Douglas, Purity and Danger : An Analysis of the conduct of Pollution and Taboo.

[2] St. Anselm of Canterbury (12th Century) “Faith seeks understanding.”

[3] J. Gustafson, Can Ethics Be Christian, tr.179.

[4] Rollo May, Power and Innocence: A Search for the Sources of Violence (N.Y. : W.W.Norton and Company, 1972).

5/5 - (1 bình chọn)

ĐỌC THÊM

Chúa Giêsu trong vườn Gethsemane

Cơn hấp hối của Chúa Giêsu tại Jerusalem

Dưới đây là bài chú giải Tin Mưng của cha Nguyễn Thế Thuấn, trích trong ...

du ngon nguoi con hoang dang

Trở về để được sống và sống dồi dào – Đọc lại dụ ngôn Người Cha nhân hậu

Đọc lại chuyện cũ bằng một lăng kính mới… Dụ ngôn người cha nhân hậu ...

Duc Thanh Cha Phanxico

Toàn Văn Bài Phát Biểu Khai Mạc Của Đức Thánh Cha Phanxicô Tại Hội Nghị Quốc Tế Về Chức Linh Mục

Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng phỏng dịch Anh em rất thân mến, kính chúc anh ...

đường tình yêu

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Tình Yêu

Chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Mùa Chay Thánh, đặc biệt là chuẩn bị bước vào Tam Nhật Vượt Qua, tưởng niệm việc Đức Giê-su thiết lập Bí Tích Thánh Thể, sự đau khổ, sự chết và Phục Sinh của Người, đỉnh cao của Năm Phụng Vụ. Tháng Tư này, chúng ta suy niệm chủ đề 'Đức Giê-su - Đường Tình Yêu'.

Tâm sự người linh mục

Chia sẻ về cuộc đời và ơn gọi

than hoc luan ly

Vài nét sơ lược về thần học luân lý

Thần Học Luân Lý là một phần trong khoa thần học. Thần học luân lý ...

Để lại bình luận