Dillon Duke
Therese.LÁ lược dịch từ lifeteen.com
Trong một quyển sách tác giả tình cờ đọc được ở trường đại học về nghệ thuật giao tiếp, có một điều thú vị: sự khác nhau giữa nghe và lắng nghe. Hearing (Nghe) – được định nghĩa là sự rung động của song âm đưa đến màng nhĩ và truyền thông tin đó đến não. Listening (Lắng nghe) – được định nghĩa là tập trung mọi sự chú ý và giác quan vào việc chúng ta nghe.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, chúng ta có thể đã nghe người bên cạnh nói, nhưng vì để tâm đến chuyện khác, lời họ nói chỉ là những âm thanh. Nhờ có lắng nghe, chúng ta mới thấu hiểu và thật sự giao tiếp với nhau. Ý tưởng này nên được áp dụng cho một mối quan hệ quan trọng: đời sống cầu nguyện với Thiên Chúa.
Thiên Chúa, Ngài không chỉ nghe, nhưng ngài đang lắng nghe. Và chúng ta cũng cần lắng nghe tiếng Ngài.
Tôi thường nghe mọi người nói rằng: cầu nguyện không phải là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, nó giống như mình gọi điện với Thiên Chúa vào lúc Ngài đang ngủ. Ngài chỉ nghe chứ không lắng nghe. “Nếu bạn tin rằng, mặt trời vẫn tồn tại vào ban đêm, tại sao bạn nghĩ rằng Thiên Chúa chẳng quan tâm gì tới bạn khi cuộc sống của bạn khó khăn?”
Nếu sự giải thích ở trên còn chưa đủ, đã để tôi nói theo cách này. Chúng ta là con của Thiên Chúa. Ngài là cha mẹ và muốn giúp đỡ chúng ta. Ngài lắng nghe chủ động và cảm nhận cảm xúc của chúng ta. Ngài vui khi ta cười, Ngài buồn khi ta khóc. Ngài gửi đứa con duy nhất của mình để cứu chuộc loài người. Nhưng hiện tại, Ngài chỉ ở sau hậu trường để bạn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn.
Vậy nếu Ngài lắng nghe chúng ta, tại sao chúng ta vẫn cảm thấy như thể chúng ta đang viết một bức thư mà không có hồi âm? Ngài trả lời ta trong lúc cầu nguyện, nhưng đôi khi chúng ta chỉ nghe chứ không lắng nghe.
Khi mọi việc trở nên tồi tệ hãy nhớ rằng, Ngài có “một kế hoạch cho bạn”. Khi bạn còn băn khoăn lo lắng, Thánh Phaolo khẳng định với chúng ta rằng, mọi chuyện đề sẽ ổn, chúng ta chỉ cần lắng nghe tiếng Chúa: “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện” – Pl 4:6.
Các vị Thánh cũng có cảm giác như chúng ta. Thánh Teresa thành Calcutta, có những lúc Ngài có cảm giác thậm chí Chúa còn không ở đó, nhưng thay vì quay lưng lại với Thiên Chúa, Ngài dâng những khó khăn đó cho Thiên Chúa. Đây là tinh thần cần có trong cầu nguyện. Chúng ta, đơn giản là không rời bỏ khi mối quan hệ trở nên khó khăn, chúng ta chia sẻ điều đó với Thiên Chúa.
Mọi mối quan hệ cần sự giao tiếp để có thể tồn tại. Trong đó sự lắng nghe là một yếu tố quan trọng. Các vị Thánh có thể là nguồn cảm hứng lớn cho chúng ta trong cầu nguyện, Chúng ta có thể cầu nguyện cùng với Kinh thánh. Dù chúng ta chẳng nghe thấy Ngài nói gì, chúng ta vẫn có thể dựa vào những lời Ngài nói trước đó.
Thật khó để cảm thấy hạnh phúc với một mối quan hệ mà bạn là người duy nhất cố gắng và người còn lại không lắng nghe. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng, Ngài không chỉ lắng nghe tiếng khóc của chúng ta, Ngài còn mong chờ chúng ta lắng nghe tình yêu của Ngài.